Mách bạn 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch có thể bạn chưa biết

Dọn về nhà mới có rất nhiều cần phải chuẩn bị kỹ càng để tránh ảnh hưởng đến phong thủy về sau. Vậy bạn đã biết 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch hay chưa? Cũng như lễ nhập trạch hiện nay được tiến hành như thế nào? Biết được những điều kiêng kỵ khi chuyển nhà sẽ giúp gia đình tránh được những điều không may mắn. Hãy cùng Techz Home tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết hôm nay bạn nhé.

Tổng quan về lễ nhập trạch

Nhập trạch là gì và lễ này có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua phần đầu bài viết thôi nào!

Thế nào là lễ nhập trạch

Đây cũng là một thắc mắc mà rất nhiều bạn trẻ vẫn hay hỏi khi vừa dọn đến nhà mới. Nhập trạch là 1 truyền thống được lưu truyền lâu đời của người dân Việt Nam ta. Có nguồn gốc là 1 từ Hán Việt. Với chữ “Nhập” nghĩa là vào, còn chữ “Trạch” tức là nhà. Nôm na có thể hiểu nhập trạch chính là dọn vào nhà ở mới.

 

Thế nào là lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch được xem như một thủ tục “khai báo” hộ khẩu nhà bạn với các thần linh. Hay những chư vị đang cai quản ngôi nhà của bạn.

Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì

Thực tế theo quan niệm của ông bà xưa, lễ nhập trạch có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngày trước cha ông ta luôn truyền bảo rằng “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Nhằm nhắc nhở con cháu rằng bất kỳ vùng đất nào cũng có thần linh cai quản. Và gia chủ phải thực hiện các nghi lễ để xin phép là điều hoàn toàn cần thiết khi dọn đến nhà mới.

Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì

Nghi lễ nhập trạch được xem như một cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính đến ơn trên. Từ bao đời nay, lễ nhập trạch là trở thành 1 phong tục tập quán quen thuộc của dân ta. Đánh dấu một khởi đầu suôn sẻ và hạnh phúc của gia đình. Cũng như thể hiện niềm tin và mong ước được thần linh che chở, ban phúc tại nhà mới. Một cuộc sống bình an và thịnh vượng luôn luôn được khởi đầu từ lễ nhập trạch này.

Quy trình để thực hiện lễ nhập trạch

Vậy thủ tục nhập trạch gồm những bước nào và được thực hiện chi tiết ra sao. Mời bạn khám phá thông tin cụ thể qua các bước dưới đây nhé.

  • Bước 1: Gia chủ cần đốt 1 lò than nhỏ rồi đặt nó ngay cửa ra vào.
  • Bước 2: Sắp xếp đồ cúng nhập trạch bày lên mâm. Hãy trình bày thật đẹp mắt mâm cúng và chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.
  • Bước 3: Gia chủ chính là người bước qua lò than đầu tiên. Bước chân bên trái trước rồi mới đến chân phải. Trên tay cầm theo bát hương và bài vị gia tiên.
  • Bước 4: Đến lượt các thành viên khác bước qua lò than. Trên tay cầm theo đồ vật may mắn như tiền, hoa,...
  • Bước 5: Khai thông không khí, bật điện và mở hết cửa để đánh thức ngôi nhà
  • Bước 6: Sắp xếp ngăn nắp lại bàn thờ tổ tiên, Thần Tài và Thổ Địa. Để mâm cúng hướng về phía hợp mệnh tuổi của gia chủ.
  • Bước 7: Gia chủ sẽ đi thắp hương và đọc văn khấn nhập trạch. Các thành viên khác thì chắp tay thành tâm.
  • Bước 8. Gia chủ bật bếp, bắt nước pha trà để tạo sinh khí cho ngôi nhà.
  • Bước 9: Hóa tiền vàng và tưới rượu lên tàn tro
  • Bước 10: Trên bàn thờ ông Công ông Táo, đặt 3 hũ muối, gạo và nước vào. Nhằm biểu tượng cho sự ấm no và đầy đủ.
  • Bước 11: Kết lễ và mang lễ vật vào nhà.

Quy trình để thực hiện lễ nhập trạch

Bốn điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch

Ông bà ta vẫn thường hay bảo rằng “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy những điều kiêng kỵ khi dọn đến nhà mới là gì? Để buổi lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ và may mắn. Bạn cần chú ý đến 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch như sau:

Tuyệt đối tránh chuyển nhà vào tháng 3 và 7

Theo âm lịch thì tháng 3 và tháng 7 chính là 2 tháng đại kỵ nhập trạch. Vì cả 2 tháng đều có lễ tiết liên quan đến người chết nên sẽ không may mắn. Như tháng 3 có tiết Thanh Minh và tháng 7 có tiết Vu Lan. Chuyển nhà trong những tháng này dễ động đến người cõi âm, là một việc kỵ không nên làm.

Tuyệt đối tránh chuyển nhà vào tháng 3 và 7

Nếu có sự kiện bất đắc dĩ bắt buộc phải chuyển nhà trong 2 tháng này như thiên tai, hỏa hoạn, giải tỏa… Thì bạn nên tùy nghi lễ chứ không được tùy tiện, ngược lại phải nghiên cứu lễ nghi kỹ hơn nữa.

Tam nương, Sát chủ là ngày đại kỵ

Nơi ở chính là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm sinh lý của con người. Dân tộc Việt ta từ xưa đến nay luôn chú trọng trong việc chọn giờ lành cho những việc quan trọng. Nhất là chuyển nhà thì càng phải chọn ngày tốt để nhập trạch. Nhằm mang lại sự thịnh vượng cũng như sức khỏe cho gia đình sau này.

Tránh nhập trạch ngày Tam Nương, Sát Chủ

Theo lẽ thường thì ngày giờ hoàng đạo là những thời điểm chuyển nhà rất tốt. Nhưng cần đặc biệt lưu ý loại trừ các ngày hoàng đạo trùng với ngày có sao xấu chiếu. Nếu ngày hoàng đạo mà trùng với ngày Tam Nương (gồm: 3, 7, 13, 18, 22, 27) hoặc 5, 14, 23 (Dương công kỵ nhật). Hoặc ngày Sát Chủ, Thiên tai, Địa họa,... Thì tuyệt đối không nên chọn để chuyển nhà vì những ngày đó rất kỵ việc xuất hành.

Lựa ngày chuyển theo hướng nhà

Gia chủ cần lưu ý là phải chọn ngày chuyển theo hướng nhà. Nhà bạn quay theo hướng nào thì sẽ thuộc hành đó. Cần đặc biệt tránh những ngày thuộc hành khắc với hành của hướng nhà.

Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà

Ví dụ như nhà bạn hướng Nam sẽ thuộc hành Hỏa. Cần tránh các ngày Thân, Tý, Thìn là ngày thủy vượng (nước mạnh). 

Không nhập trạch vào ngày xung với bản mệnh

Không nên chuyển nhà vào những ngày mà thiên can hoặc địa chi xung với tuổi gia chủ. Điều đó sẽ khiến cho cuộc sống sau này của gia đình không được thuận lợi và may mắn.

Không nhập trạch vào ngày xung với bản mệnh

Ví dụ như gia chủ tuổi Quý Tỵ cần tránh chuyển nhà ngày Quý Tỵ, Quý Hợi, Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Đinh Tỵ, Đinh Hợi. Bởi đó chính là 6 ngày trực xung với bản mệnh gia chủ. Chi tiết hơn thì can Quý thuộc hành Thủy còn can Đinh hành hỏa khắc nhau. can Kỷ hành Thổ khắc hành Thủy cho nên tránh. Ngày Quý Tỵ cần tránh là vì ngày đó có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi.

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được chi tiết về 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch nên tránh. Chúc các bạn có một lễ nhập trạch thành công cũng như một cuộc sống thịnh vượng bên nhà mới. Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục của chúng tôi và xin hẹn gặp lại bạn ở các bài sau nhé.